... ...

Biết Sống
Cười là phản ứng tự nhiên với sự hài hước, cười là một công cụ xã hội, sử dụng để con người tương tác với nhau và nó cũng mang lại nhiều lợi ích như trẻ lâu, cải thiện bộ nhớ.

Tiếng cười có thể lây nhiễm, nhưng dường mỗi người đều có điệu cười đặc trưng mang bản sắc riêng.

Nhưng điều gì khiến tiếng cười của chúng ta có âm thanh khác nhau? Theo giải phẫu học, tiếng cười là một loạt nỗ lực của hệ thống thần kinh vòng viền, thanh quản, phổi, cơ hô hấp và nhiều hơn nữa. Chính tâm lý và hành vi khiến chúng ta cười.

tai-sao-dieu-cuoi-cua-moi-nguoi-khac-nhau

Judi James, chuyên gia hành vi và ngôn ngữ cơ thể cho biết: “Tiếng cười của chúng ta khác nhau và sử dụng trong các mục đích và hoàn cảnh khác nhau. Hầu hết là để tạo mối quan hệ, tỏ ra lịch sự trong giao tiếp và nhiều lúc tiếng cười đóng vai trò là cái mặt nạ”.

James cho một ví dụ nếu bạn đang ở một mình và xem bộ phim hài yêu thích, có thể bạn sẽ bật cười rất to, thoải mái. Ngược lại, khi xem với bạn bè, bạn cũng cười vui vẻ với họ nhưng điệu cười lúc này đã khác, nó mang ý nghĩa giao tiếp nhiều hơn.

Chỉ khi tiếng cười xuất hiện trong điều kiện tự nhiên nhất, chúng ta mới nhận biết được âm thanh của chúng là như thế nào.

Jame phân tích tiếng cười chân thật thường khiến con người bối rối, chúng có âm thanh nghe khá thô vì trong trạng thái thở mạnh và miệng mở quá rộng.

Điều này dẫn tới việc chúng ta học cách chỉnh sửa tiếng cười. Chúng ta chú ý hơn đến răng nhiều hơn, ngại vì sợ bị chê xấu hay cười vô duyên. Tập luyện hàng ngày, tự ý thức về ngoại hình mỗi khi cười, dè dặt hơn mỗi khi cười hay nói chúng là ngôn ngữ cơ thể. Do đó, có thể âm thanh trở nên dễ nghe hơn, chuyên nghiệp hơn.

Nếu nhìn vào ngôn ngữ cơ thể khi cười, bạn có phát hiện ra một vài khía cạnh bên trong như sự ức chế xã hội, hành động thoải mái hay gây hấn.

Cười có tiếng thở khò khè chứng tỏ họ đang phải cố gắng để tự kiểm soát bản thân. Khi cảm thấy không hạnh phúc, tiếng cười phát ra có lẫn sự lo lắng, nhút nhát.

Chúng ta thường nghĩ rằng bản thân chỉ có một tiếng cười. Tuy nhiên, James giải thích mỗi người có nhiều điệu cười và tiếng cũng khác nhau. Khi tiếng cười của ai đó thay đổi, anh ta hoặc cô ta đang đóng vai một người khác.

Jame phát biểu: “Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh sống thay đổi. Ví dụ, nếu cuộc sống của trở nên khó khăn hơn, con người có xu hướng cố gắng che giấu cảm xúc nội tâm bên tron, tạo ra nụ cười giả dối, có âm thanh hoàn toàn khác”.

Tuy nhiên, phải hiểu rằng mặc dù âm thanh phát ra hoàn toàn khác nhau, nhưng về cơ bản tiếng cười có chung một cách phát âm

Giáo sư Robert Provine, nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh học, Đại học Maryland nói: “ Mặc dù tiếng cười có thể độc đáo, đa dạng như ngôn ngữ, nó không bất biến”.

tai-sao-dieu-cuoi-cua-moi-nguoi-khac-nhau

Ảnh minh họa

Ông cho biết thêm: “Hầu hết mọi người cười với âm thanh ngắn, điều hòa luồng hơi đi ra. Mỗi tiếng “ha” phát ra chỉ mất khoảng một phần mười lăm giây, lặp đi lặp lại một phần năm giây mỗi lần. Khó có thể cười theo cách nào khác. Hãy thử xem”.

Những phát âm bản năng có thể mang tính di truyền. Trong cuốn sách của Robert Provine có nêu một bằng chứng cụ thể, cặp song sinh giống hệt nhau, bị xa cách vì hoàn cảnh gia đình, họ được đoàn tụ 40 năm sau đó, và thật ngạc nhiên họ cười với phong cách cũng giống hệt nhau.

Tuy nhiên, ông nói rằng cần phải nghiên cứu thêm để thật sự hiểu được những đặc tính di truyền của tiếng cười.

Nhóm tuổi khác nhau, tiếng cười cũng biến đổi. Hầu hết trẻ em cười dưới hình thức tự phát vì chúng chưa biết tự kiềm chế. Người lớn cười thường che miệng để che giấu khuôn mặt của họ.

James nói: “Một đứa trẻ sẽ cười khi bị cù nách hoặc đùa nghịch trò chúng thích như tung lên cao, thể hiện khuôn mặt buồn cười. Người lớn cười từ khoái cảm chính bản thân mình hoặc cười vì niềm vui nỗi buồn của người khác”.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, con người ở bất kể lứa tuổi nào, càng cười càng đầy niềm vui sướng càng hạnh phúc.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Mashable. Đây là website tin tức, công nghệ và mạng xã hội được thành lập năm 2005.

Thanh Nga (lược dịch)

Biết Sống

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgmU6gKGAVPOOOXa261CZVyovJFY_-Vdhfpuj_xyKKQlyvLqRo2w_5Vo1kh3Tuv37TTe7xNoViJtSUg02GqyEMzktwTALk9ynLc-YDAxnfAAe7svIKCUNzQvGmUfyRUs8E7SqjDakmg0F3Z/s1600-r/logo-life-2.png} Với quan điểm sống tích cực ấy cùng mong muốn được nhân lên mãi những vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp con người là động lực để chúng tôi xây dựng nên Biết Sống {facebook#https://www.facebook.com/bietsongblog/} {twitter#} {google#} {pinterest#} {youtube#L} {instagram#}
Powered by Blogger.