Gia đình là nền tảng của xã hội, là chỗ dựa tinh thần cần thiết phải có đối với tất cả mọi người, dù ở vào lứa tuổi nào.
Thật bất hạnh cho những ai trên đời này không có người thân kẻ thuộc, chỉ sống đơn độc một mình.
Gia đình là tổ ấm, nơi đó ta có những người thân yêu nhất, có liên hệ huyết thống với ta. Đó là ông bà, cha mẹ anh em ruột thịt và tất cả bà con họ hàng xa gần bên nội, bên ngoại nữa.
Do cùng chung huyết thống nên mọi người trong gia đình đều hết lòng thương yêu nhau, và tận tình giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, nếu vì một lý do nào đó phải sống xa cách người thân, dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nào đó, lòng ta cũng cảm thấy nhớ nhung khôn xiết, mong sao sớm có ngày được đoàn tụ.
Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ lại sinh ra ta. Đây là những đấng sinh thành mà ta không thể nào phụ rẫy công ơn trời biển được. Ông bà và cha mẹ càng ngày tuổi tác càng cao, sức khỏe càng yếu nên không còn đủ sức lực làm việc nuôi thân, cho nên bổn phận của kẻ làm con, làm cháu là phải hết lòng phụng dưỡng ông bà, cha mẹ cho trọn đạo. Ngoài việc dâng cơm ăn, thuốc uống, ta còn phải siêng năng tới lui thăm viếng để vấn an sức khỏe để ông bà và cha mẹ được vui lòng.
Tội bất hiếu đối với ông bà cha mẹ, pháp luật ngày nay không dung tha, mà dư luận cũng cực lực lên án gắt gao.
Và thật hạnh phúc thay cho những ai đang còn ông bà cha mẹ để sớm hôm được kề cận phụng dưỡng để đền đáp được một phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục.
Vợ chồng là những đôi nam nữ đồng trang phải lứa do yêu thương nhau nên tự nguyện chung sống với nhau cho đến lúc đầu bạc răng long để sinh con đẻ cái nối tiếp giống dòng...
Tình nghĩa vợ chồng là tình thiêng liêng, bền chặt, thân ái gấp trăm lần tình anh em, bè bạn.
Do ăn ở bên nhau trọn cả đời người, vừa có tình, vừa có nghĩa nên tình cảm vợ hai vợ chồng dành cho nhau bao giờ cũng mặn nồng và đầm ấm. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn vợ chồng lúc nào cũng đồng tâm hiệp lực với nhau để có phúc cùng hưởng, gặp họa cùng chia. Sống như vậy mới phải đạo.
Đã là vợ chồng thì có biết bao nhiêu kỷ niệm để nhớ về nhau: những kỷ niệm ban đầu gặp gỡ, cộng với chuỗi tháng năm dài chung sống bên nhau. Tất cả là những kỷ niệm khó quên, và xứng đáng để cho hai người trân trọng nâng niu gìn giữ.
Cái quý giá nhất trong đạo vợ chồng là tình sâu nghĩa nặng. Chính thứ tình sâu nghĩa nặng này là thứ keo son gắn chặt tình cảm giữa hai người lại với nhau để họ ăn đời ở kiếp bên nhau được hạnh phúc. Làm sao có thể đành đoạn bỏ nhau cho được khi người này cảm nhận được đang có món nợ to lớn đối với người kia, đến nỗi có trả hết đời cũng không có cách nào trả nổi! Nợ tình cảm, nợ ân nghĩa thật khó trả lắm thay!
Chuyện xưa còn kể lại rằng: vua Quang Võ có người chị gái góa chồng còn xuân sắc là công chúa Hồ Dương. Nhà vua định gả bà công chúa này cho Tống Hoằng là viên quan nổi tiếng hiền đức đương thời. Một hôm vua mời Tống Hoằng vào triều rồi ướn lời hỏi thử:
- Trẫm nghe thiên hạ nói: "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ", vậy khanh hiểu ý câu này ra sao?
Tống Hoằng không nghĩ ngợi, tâu liền:
- Ngày xưa có câu: "Tào khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong", có nghĩa là vợ cưới về lúc mình còn nghèo hèn không nên bỏ, người bạn kết giao lúc còn hàn vi ta không nên phụ.
Vua Quang Võ nghe Tống Hoằng nói vậy, biết là dù có nài ép cách mấy ông ta cũng chịu lấy chị mình nên đành thôi...
Người đời sau biết chuyện này khen Tống Hoằng là người chồng chung thủy.
Do vợ chồng tình sâu nghĩa nặng như vậy, nên ai cũng sung sướng khi được sống bên cạnh người bạn đời "đầu gối tay ấp" của mình.
Đó là chưa nói con cái sinh ra sẽ làm cho hạnh phúc gia đình được thắm đượm hơn, kết chặt tình chồng nghĩa vợ keo son hơn.
Người ta bảo "phụ tử tình thâm" tức là nói đến tình nghĩa giữa cha mẹ và con cái lúc nào cũng đậm đà và thiêng liêng.
Cha mẹ nào cũng thương yêu con cái hết lòng, hy sinh thân mình để che chở cho con cái với tất cả khả năng sẵn có, nuôi dưỡng chúng từ lúc còn là cái bào thai trong bụng cho đến ngày trưởng thành. Công lao đó thật vô cùng to lớn, lấy gì mà đo lường cho được.
Còn con cái cũng biết tỏ lòng kính yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ đã khổ công rất nhiều trong việc sinh thành và dưỡng dục mình. Tình nghĩa cha mẹ con cái là thứ tình thiêng liêng nhất, sâu đậm nhất, đó là điều không ai chối cãi.
Vì thương con, cha hàng ngày phải dầm sương giải nắng để làm việc kiếm tiền, lo cho con từng miếng cơm, tấm áo mà lòng vẫn vui. Còn mẹ thì ngoài chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau còn chịu cực khổ trăm bề với con lúc còn thơ dại. Rồi những lúc con se đầu ấm trán, từng đêm dài mẹ phải thức trắng vì con, nhưng nào ta thán! Mẹ còn lo săn sóc con trong những lúc tập chựng tập đi, tập ăn, tập nói... Rồi dạy cho con những điều hay lẽ phải để mong con cái chóng thành người hữu dụng cho xã hội sau này...
Cha mẹ còn cố ăn ở hiền lành, cố gắng cuộc đời lương thiện để nêu gương tốt cho con cái nhìn vào mà noi theo. Cha mẹ nào cũng biết đến câu: "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" nên lúc nào cũng tránh làm việc ác đức để đời sau con cháu của mình không bị người đời nguyền rủa khinh bỉ.
Cha mẹ nào nuôi dưỡng con cũng đặt hết kỳ vọng vào con, lúc nhỏ thì mong con mau ăn chóng lớn, sức dài vai rộng, và khi con cái trưởng thành thì muốn con tạo được sự nghiệp rõ ràng, tương lại sáng chói. Vì vậy, lúc nào cha mẹ cũng chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, dạy dỗ cho con nên người, lo tìm thầy tìm trường xứng đáng cho con ăn học, không quản khó khăn vất vả, không nghĩ đến việc tốn kém tiền bạc.
Nhưng, như vậy cũng chưa phải là hết trách nhiệm, sau này cha mẹ còn lo cho con cái nên đôi nên đũa, thành vợ thành chồng, và lúc nào cũng là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho con, đến ngày cha mẹ sức tàn lực kiệt...
Có nhiều bậc cha mẹ khi chết đi vẫn không yên lòng nhắm mắt khi biết rằng trên đời này mình còn những đứa con bé bỏng, chưa đủ lông đủ cánh để bay nhảy với đời.
Tình yêu thương đó của cha mẹ đối với con cái nếu đem so sánh với chiều cao vời vợi của núi Thái Sơn, hay chiều rộng bao la của biển Thái Bình, chắc không có gì là quá đáng.
Cha mẹ yêu thương con bao nhiêu thì con cái cũng có bổn phận yêu thương kính mến cha mẹ bấy nhiêu. Đạo lý ở đời dạy con cái phải có bổn phận vâng lời và hiếu thảo đối với cha mẹ, những bậc đại ân nhân của đời mình.
Lúc còn nhỏ dại, bổn phận của kẻ làm con là phải ngoan ngoãn, biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ. Câu nói: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư" em nhỏ nào cũng thuộc nằm lòng. Em nào cũng được cha mẹ giảng giải: Cá lên khỏi mặt nước là cá phải chết, và nếu không được ướp muối kịp thời thì trong chốc lát con cá đó sẽ bị ươn, bị thối, không thể dùng làm thức ăn được. Cũng như con cái trong nhà ai mà không nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì con cái sẽ mất nết hư thân, đi đâu cũng bị ghét bỏ...
Khi con cái khôn lớn nên vóc nên hình thì cha mẹ đã đến hồi già yếu. Người già thì sức tàn lực kiệt, mắt mờ chân chậm đâu còn làm được việc gì để nuôi sống tấm thân, đừng nói chi đến việc nuôi con, nuôi cháu. Đúng là: "Lực bất tòng tâm". Tuy tuổi già sức yếu nhưng lúc nào cha mẹ cũng không ngớt lo nghĩ về con, nhưng đâu còn sức lực để thực hiện điều mong ước của mình. Và đây chính là lúc con cái phải có bổn phận báo hiếu cho cha mẹ.
Việc làm này được coi là nghĩa vụ thiêng liêng, không ai có quyền chối bỏ. Trước đây, lúc còn thơ dại, ta nhờ sự hết lòng nuôi dưỡng của cha mẹ mà được lớn khôn, thì nay cha mẹ tuổi già sức yếu. Đây là cơ hội tốt cho con cái đền ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người xưa bảo "trẻ cậy cha già cậy con" là vậy.
Phụng dưỡng cha mẹ là nên dùng lời lẽ lễ phép, dịu ngọt đó là cách "dưỡng lão khất ngôn". Người già thường khó tính, ai cũng thích con cái siêng năng đến thăm và an ủi.
Cha mẹ già như "chuối chín cây" sống đời với ta đâu được bao ngày nữa. Điều quý nhất và ý nghĩa nhất là nên hết lòng báo hiếu khi cha mẹ còn sống, chứ lúc cha mẹ còn sống mình tỏ ra bất hiếu, để chờ lúc cha mẹ khuất núi thì mới tổ chức đám ma rình rang, mâm cao cỗ đầy, thì làm sao che mắt được thiên hạ? Báo hiếu theo cách đó chỉ làm cho thiên hạ cười mà thôi.
Nuôi con cực khổ, nhưng đó là niềm vui rất lớn của bậc cha mẹ. Còn hầu hạ cha mẹ lúc già nua tuổi tác cũng là điều vô vàn hạnh phúc của kẻ làm con. Cho nên niềm vui từ mái ấm gia đình tỏa ra bao giờ cũng nồng ấm và sâu đậm.
Do đặt nhiều kỳ vọng vào con cái nên cha mẹ quên được sự nhọc nhằn trong công việc làm ăn cũng như săn sóc nuôi dạy con. Niềm vui đó được trải dài từ lúc con còn nhỏ cho đến ngày con được thành nhân, đủ sức chen vai thích cánh với đời...
Anh chị em trong nhà đều do cha mẹ sinh ra chẳng khác nào tay với chân cùng chung một cơ thể. Anh em phải có bổn phận thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau như tay và chân luôn luôn hòa thuận, giúp đỡ nhau trong mọi công việc, và cùng tương quan cảm xúc với nhau.
Anh em ruột thịt trong nhà cũng được nuôi sống từ một bầu sữa mẹ, lúc nào cũng nô đùa bên nhau, quấn quýt với nhau chẳng khác nào như hình với bóng cả thời thơ ấu. Mọi sự vui buồn sướng khổ của gia đình, anh em đều chia sẻ cho nhau. Anh em trong nhà còn được hưởng sự giáo dục chung từ cha mẹ.
Không nên vì lẽ gì để cho tình anh em bị sứt mẻ, khiến cha mẹ buồn lòng và người ngoài chê cười. Lúc nào anh chị em trong nhà cũng nên hết lòng thương yêu nhau, sống chết có nhau, mọi việc "chín bỏ làm mười" để được thuận hòa mãi mãi.
Đã là anh em ruột thịt với nhau, lúc cha mẹ còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời, lúc nào cũng phải hết lòng thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.
Chính vì thương yêu nhau, lại có bổn phận đối xử với nhau bằng thứ tình cảm thiêng liêng nhất, nên nếu phải sống xa nhau, anh em lúc nào cũng tưởng nhớ về nhau, không sao nguôi được. Hạnh phúc đó thật đáng trân trọng giữ gìn!
"Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã" nên bà con họ hàng dù xa đến mấy đời cũng là ruột thịt máu mủ với mình.
Ta luôn có bổn phận yêu thương và giúp đỡ bà con họ hàng nên không đặt vấn đề giàu nghèo sang hèn, cũng không nên tị hiềm với nhau vì một duyên cớ nào đó khiến tình ruột thịt bị tổn thương.
Nếu điều kiện vật chất cho phép, ta nên tận tình giúp đỡ những bà con họ hàng xa gần với ta, không phân biệt bên nội hay ngoại, nếu đời sống của họ kém may mắn hơn ta. Đó là một việc làm hợp với đạo lý.
Mặt khác, ta cũng nên siêng năng thăm viếng họ để kết chặt tình thương thân hơn nữa. Đây cũng là niềm vui rất lớn khiến cuộc sống của ta được ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.
Thật bất hạnh cho những ai trên đời này không có người thân kẻ thuộc, chỉ sống đơn độc một mình.
Gia đình là tổ ấm, nơi đó ta có những người thân yêu nhất, có liên hệ huyết thống với ta. Đó là ông bà, cha mẹ anh em ruột thịt và tất cả bà con họ hàng xa gần bên nội, bên ngoại nữa.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ lại sinh ra ta. Đây là những đấng sinh thành mà ta không thể nào phụ rẫy công ơn trời biển được. Ông bà và cha mẹ càng ngày tuổi tác càng cao, sức khỏe càng yếu nên không còn đủ sức lực làm việc nuôi thân, cho nên bổn phận của kẻ làm con, làm cháu là phải hết lòng phụng dưỡng ông bà, cha mẹ cho trọn đạo. Ngoài việc dâng cơm ăn, thuốc uống, ta còn phải siêng năng tới lui thăm viếng để vấn an sức khỏe để ông bà và cha mẹ được vui lòng.
Tội bất hiếu đối với ông bà cha mẹ, pháp luật ngày nay không dung tha, mà dư luận cũng cực lực lên án gắt gao.
Tình chồng nghĩa vợ
Vợ chồng là những đôi nam nữ đồng trang phải lứa do yêu thương nhau nên tự nguyện chung sống với nhau cho đến lúc đầu bạc răng long để sinh con đẻ cái nối tiếp giống dòng...
Tình nghĩa vợ chồng là tình thiêng liêng, bền chặt, thân ái gấp trăm lần tình anh em, bè bạn.
Do ăn ở bên nhau trọn cả đời người, vừa có tình, vừa có nghĩa nên tình cảm vợ hai vợ chồng dành cho nhau bao giờ cũng mặn nồng và đầm ấm. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn vợ chồng lúc nào cũng đồng tâm hiệp lực với nhau để có phúc cùng hưởng, gặp họa cùng chia. Sống như vậy mới phải đạo.
Chuyện xưa còn kể lại rằng: vua Quang Võ có người chị gái góa chồng còn xuân sắc là công chúa Hồ Dương. Nhà vua định gả bà công chúa này cho Tống Hoằng là viên quan nổi tiếng hiền đức đương thời. Một hôm vua mời Tống Hoằng vào triều rồi ướn lời hỏi thử:
- Trẫm nghe thiên hạ nói: "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ", vậy khanh hiểu ý câu này ra sao?
Tống Hoằng không nghĩ ngợi, tâu liền:
- Ngày xưa có câu: "Tào khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong", có nghĩa là vợ cưới về lúc mình còn nghèo hèn không nên bỏ, người bạn kết giao lúc còn hàn vi ta không nên phụ.
Vua Quang Võ nghe Tống Hoằng nói vậy, biết là dù có nài ép cách mấy ông ta cũng chịu lấy chị mình nên đành thôi...
Người đời sau biết chuyện này khen Tống Hoằng là người chồng chung thủy.
Đó là chưa nói con cái sinh ra sẽ làm cho hạnh phúc gia đình được thắm đượm hơn, kết chặt tình chồng nghĩa vợ keo son hơn.
Tình nghĩa cha mẹ con cái
Người ta bảo "phụ tử tình thâm" tức là nói đến tình nghĩa giữa cha mẹ và con cái lúc nào cũng đậm đà và thiêng liêng.
Cha mẹ nào cũng thương yêu con cái hết lòng, hy sinh thân mình để che chở cho con cái với tất cả khả năng sẵn có, nuôi dưỡng chúng từ lúc còn là cái bào thai trong bụng cho đến ngày trưởng thành. Công lao đó thật vô cùng to lớn, lấy gì mà đo lường cho được.
Còn con cái cũng biết tỏ lòng kính yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ đã khổ công rất nhiều trong việc sinh thành và dưỡng dục mình. Tình nghĩa cha mẹ con cái là thứ tình thiêng liêng nhất, sâu đậm nhất, đó là điều không ai chối cãi.
Cha mẹ còn cố ăn ở hiền lành, cố gắng cuộc đời lương thiện để nêu gương tốt cho con cái nhìn vào mà noi theo. Cha mẹ nào cũng biết đến câu: "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" nên lúc nào cũng tránh làm việc ác đức để đời sau con cháu của mình không bị người đời nguyền rủa khinh bỉ.
Cha mẹ nào nuôi dưỡng con cũng đặt hết kỳ vọng vào con, lúc nhỏ thì mong con mau ăn chóng lớn, sức dài vai rộng, và khi con cái trưởng thành thì muốn con tạo được sự nghiệp rõ ràng, tương lại sáng chói. Vì vậy, lúc nào cha mẹ cũng chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, dạy dỗ cho con nên người, lo tìm thầy tìm trường xứng đáng cho con ăn học, không quản khó khăn vất vả, không nghĩ đến việc tốn kém tiền bạc.
Có nhiều bậc cha mẹ khi chết đi vẫn không yên lòng nhắm mắt khi biết rằng trên đời này mình còn những đứa con bé bỏng, chưa đủ lông đủ cánh để bay nhảy với đời.
Tình yêu thương đó của cha mẹ đối với con cái nếu đem so sánh với chiều cao vời vợi của núi Thái Sơn, hay chiều rộng bao la của biển Thái Bình, chắc không có gì là quá đáng.
Cha mẹ yêu thương con bao nhiêu thì con cái cũng có bổn phận yêu thương kính mến cha mẹ bấy nhiêu. Đạo lý ở đời dạy con cái phải có bổn phận vâng lời và hiếu thảo đối với cha mẹ, những bậc đại ân nhân của đời mình.
Lúc còn nhỏ dại, bổn phận của kẻ làm con là phải ngoan ngoãn, biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ. Câu nói: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư" em nhỏ nào cũng thuộc nằm lòng. Em nào cũng được cha mẹ giảng giải: Cá lên khỏi mặt nước là cá phải chết, và nếu không được ướp muối kịp thời thì trong chốc lát con cá đó sẽ bị ươn, bị thối, không thể dùng làm thức ăn được. Cũng như con cái trong nhà ai mà không nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì con cái sẽ mất nết hư thân, đi đâu cũng bị ghét bỏ...
Khi con cái khôn lớn nên vóc nên hình thì cha mẹ đã đến hồi già yếu. Người già thì sức tàn lực kiệt, mắt mờ chân chậm đâu còn làm được việc gì để nuôi sống tấm thân, đừng nói chi đến việc nuôi con, nuôi cháu. Đúng là: "Lực bất tòng tâm". Tuy tuổi già sức yếu nhưng lúc nào cha mẹ cũng không ngớt lo nghĩ về con, nhưng đâu còn sức lực để thực hiện điều mong ước của mình. Và đây chính là lúc con cái phải có bổn phận báo hiếu cho cha mẹ.
Cha mẹ già như "chuối chín cây" sống đời với ta đâu được bao ngày nữa. Điều quý nhất và ý nghĩa nhất là nên hết lòng báo hiếu khi cha mẹ còn sống, chứ lúc cha mẹ còn sống mình tỏ ra bất hiếu, để chờ lúc cha mẹ khuất núi thì mới tổ chức đám ma rình rang, mâm cao cỗ đầy, thì làm sao che mắt được thiên hạ? Báo hiếu theo cách đó chỉ làm cho thiên hạ cười mà thôi.
Nuôi con cực khổ, nhưng đó là niềm vui rất lớn của bậc cha mẹ. Còn hầu hạ cha mẹ lúc già nua tuổi tác cũng là điều vô vàn hạnh phúc của kẻ làm con. Cho nên niềm vui từ mái ấm gia đình tỏa ra bao giờ cũng nồng ấm và sâu đậm.
Do đặt nhiều kỳ vọng vào con cái nên cha mẹ quên được sự nhọc nhằn trong công việc làm ăn cũng như săn sóc nuôi dạy con. Niềm vui đó được trải dài từ lúc con còn nhỏ cho đến ngày con được thành nhân, đủ sức chen vai thích cánh với đời...
Anh em như thế tay chân
Anh chị em trong nhà đều do cha mẹ sinh ra chẳng khác nào tay với chân cùng chung một cơ thể. Anh em phải có bổn phận thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau như tay và chân luôn luôn hòa thuận, giúp đỡ nhau trong mọi công việc, và cùng tương quan cảm xúc với nhau.
Anh em ruột thịt trong nhà cũng được nuôi sống từ một bầu sữa mẹ, lúc nào cũng nô đùa bên nhau, quấn quýt với nhau chẳng khác nào như hình với bóng cả thời thơ ấu. Mọi sự vui buồn sướng khổ của gia đình, anh em đều chia sẻ cho nhau. Anh em trong nhà còn được hưởng sự giáo dục chung từ cha mẹ.
Đã là anh em ruột thịt với nhau, lúc cha mẹ còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời, lúc nào cũng phải hết lòng thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.
Chính vì thương yêu nhau, lại có bổn phận đối xử với nhau bằng thứ tình cảm thiêng liêng nhất, nên nếu phải sống xa nhau, anh em lúc nào cũng tưởng nhớ về nhau, không sao nguôi được. Hạnh phúc đó thật đáng trân trọng giữ gìn!
Thăm viếng bà con họ hàng
"Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã" nên bà con họ hàng dù xa đến mấy đời cũng là ruột thịt máu mủ với mình.
Ta luôn có bổn phận yêu thương và giúp đỡ bà con họ hàng nên không đặt vấn đề giàu nghèo sang hèn, cũng không nên tị hiềm với nhau vì một duyên cớ nào đó khiến tình ruột thịt bị tổn thương.
Mặt khác, ta cũng nên siêng năng thăm viếng họ để kết chặt tình thương thân hơn nữa. Đây cũng là niềm vui rất lớn khiến cuộc sống của ta được ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn.
Ghi nguồn www.bietsong.net khi đăng tải lại bài viết này.
Link: Tìm nguồn vui từ mái ấm gia đình.